Đặc điểm Epsilon Cygni

Ngôi sao này có một quang phổ đôi[12]. Các quan sát vận tốc xuyên tâm của ngôi sao này đã cho thấy thiên thể đồng hành của nó có chu kì quỹ đạo ít nhất là 15 năm[11]. Các quan sát cho thấy nó là một ngôi sao khổng lồ loại K0 III[13]. Điều này cho thấy rằng ngôi sao này đã rời khỏi dãy chính và bắt đầu giai đoạn cuối cùng trong quá trình tiến hóa của sao. Nhiệt độ hiệu dụng của quang cầu của nó là 4710 Kelvin, tạo ra màu cam. Đó là nét đặc trưng của các ngôi sao loại K[14]. Bán kính của nó gần gấp 11 lần bán kính mặt trời và độ sáng của nó gấp 62 lần của mặt trời.[8]

Kể từ năm của năm 1943, quang phổ của ngôi sao này đã được dùng làm mốc để phân loại các ngôi sao khác.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Epsilon Cygni http://outreach.atnf.csiro.au/education/senior/ast... http://www.astro.utoronto.ca/~garrison/mkstds.html http://www.pbase.com/mcrowle/image/81902791 http://adsabs.harvard.edu/abs/1936PASP...48..139R http://adsabs.harvard.edu/abs/1986A&AS...65..405O http://adsabs.harvard.edu/abs/1992PASP..104.1173M http://adsabs.harvard.edu/abs/1993AAS...183.1710G http://adsabs.harvard.edu/abs/1994MNRAS.267...69G http://adsabs.harvard.edu/abs/1999AJ....117.1864C http://adsabs.harvard.edu/abs/2003AJ....126.2048G